Lịch sử Mưa axit

Ảnh hưởng ăn mòn của không khí thành phố bị ô nhiễm và có tính axit lên đá vôi và đá hoa được ghi nhận vào thế kỷ XVII bởi John Evelyn, ông cho rằng đó là do điều kiện kém của đá hoa Arundel.[4] Kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, phát thải khí đioxit lưu huỳnh và ôxit ni-tơ vào khí quyển đã tăng lên.[5][6] Năm 1852, Robert Angus Smith là người đầu tiên đưa ra mối quan hệ giữa mưa a-xít và ô nhiễm khí quyển ở Manchester, Anh.[7]

Mặc dù mưa axit được phát hiện năm 1853, nhưng mãi đến cuối thập niên 1960 các nhà khoa học mới bắt đầu quan sát và nghiên cứu hiện tượng này rộng rãi.[8] Thuật ngữ "mưa axit" được Robert Angus Smith đưa ra năm 1872.[9] Canadian Harold Harvey là một trong những người đầu tiên nghiên cứu hồ "chết". Việc nâng cao nhận thức cộng đồng về mưa axit ở Hoa Kỳ được tăng cao trong thập niên 1970 sau khi tờ The New York Times cho đăng tải các báo cáo về Hubbard Brook Experimental ForestNew Hampshire về những tác động tiêu cực đến môi trường vô kể của mưa axit.[10][11]

Các số liệu pH được ghi nhận thường xuyên trong nước mưa và nước sương dưới 2,4 ở các khu vực công nghiệp hóa.[5] Mưa axit công nghiệp là một vấn đề quan trọng đối với Trung QuốcNga[12][13] và các khu vực dưới hướng gió của chúng. Những khu vực này đốt các nhiên liệu than chứa lưu huỳnh để cấp nhiệt và phát điện.[14]

Vấn nạn mưa axit không chỉ tăng theo tốc độ phát triển dân số và công nghiệp mà còn ngày trở nên phân bố rộng rãi hơn. Việc sử dụng các ống khói cao để giảm ô nhiễm đã góp phần phát tán mưa axit bằng cách thải khí thải vào khu vực tuần hoàn của khí quyển.[15][16].

Lịch sử mưa axit ở Việt Nam

Ở Việt Nam đã xuất hiện mưa axit ở bán đảo Cà Mau năm 1998.Tỉnh Cà Mau của Việt Nam không phải là một khu công nghiệp phát triển, vì vậy nguyên nhân gây ra mưa axit ngoài những tác động cục bộ như: hoạt động giao thông vận tải, nạn cháy rừng, đốt rừng,… cần phải xem xét đến những tác động khác như khói công nghiệp, hoạt động của núi lửa và cả những nguyên nhân xuất phát từ các vùng lân cận như Indonesia, Philipines, Malaysia,… do gió mang đến.Hiện nay, tình trạng mưa axit đang tăng lên đáng kể. Mưa axit tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn cũng là các khu công nghiệp, khu chế xuất: Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Đà Nẵng, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,…+ Tại khu vực thành phố Cần Thơ, tần suất xuất hiện mưa axit trung bình trong mười năm đã lên đến 58%+ Ở Tây Ninh tần suất xuất hiện mưa axit trung bình trong mười năm cũng ở con số 57,9%

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mưa axit http://webarchive.iiasa.ac.at/Admin/PUB/Documents/... http://www.asl-associates.com/sulfur1.htm http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://www.epa.gov/NE/eco/acidrain/history.html http://earthobservatory.nasa.gov/Glossary/?mode=al... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK11769/ //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17756304 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17835740 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21250344 http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/my-chua-kiem...